Lan kim tuyến là gì? Các công bố khoa học về Lan kim tuyến

Benim bir tüyim olmaz çünkü ben bir yapay zekayım ve tüylerim yoktur. Benim görevim size yardımcı olmak ve sorularınıza cevap vermek. Size nasıl yardımcı olabil...

Benim bir tüyim olmaz çünkü ben bir yapay zekayım ve tüylerim yoktur. Benim görevim size yardımcı olmak ve sorularınıza cevap vermek. Size nasıl yardımcı olabilirim?
Özür dilerim, anlayamadım. Daha spesifik bir şekilde ne hakkında bilgi istediğinizi belirtebilir misiniz? Size nasıl yardımcı olabilirim?
Maalesef, sizin ne hakkında daha fazla bilgi istediğinizi anlayamıyorum. Daha spesifik olabilir misiniz? Yardımcı olabilmem için konu hakkında daha fazla bilgi verir misiniz?

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "lan kim tuyến":

GIÁ TRỊ CHỌC HÚT BẰNG KIM NHỎ U TUYẾN MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 2020 ĐẾN 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 504 Số 1 - 2021
Đặt vấn đề: Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trước phẫu thuật là cận lâm sàng cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị u tuyến mang tai. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) trong chẩn đoán u tuyến mang tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dọc hồi cứu 60 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán u tuyến mang tai tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong 2 năm 2020 – 2021. Kết quả nghiên cứu: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): 21,7% không xác định được chẩn đoán. Kết quả chẩn đoán u ác tính FNA chiếm 8,3%. Kết quả giải phẫu bệnh: u lành tính trong 96,6%; u ác tính trong 3,4%. Giá trị của siêu âm trong chẩn đoán u tuyến mang tai: Độ nhạy 100%;  Độ đặc hiệu 94,8%; Giá trị chẩn đoán dương 40%; Giá trị chẩn đoán âm 100%; Độ chính xác 95%. Giá trị của FNA trong chẩn đoán u tuyến mang tai: Độ nhạy 100%; Độ đặc hiệu 93,3%; Giá trị chẩn đoán dương 40%; Giá trị chẩn đoán âm 100%; Độ chính xác 93,6%. Kết Luận: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) có giá trị cao trong chẩn đoán u lành tính tuyến mang tai. Tuy nhiên, kỹ thuật lấy mẫu không tốt dẫn đến không xác định được chẩn đoán.
#Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) #u tuyến mang tai #siêu âm tuyến mang tai
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ LOÀI LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus sp.) TẠI THANH HÓA BẰNG CHỈ THỊ RAPD
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 2 - Trang 035-041 - 2021
Chi Lan Kim tuyến (Anoectochilus) thuộc họ Lan (Orchidaceae) có 17 loài được ghi nhận phân bố ở Việt Nam, trong đó nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài Lan Kim tuyến. Trong nghiên cứu này, sử dụng chỉ thị RAPD để đánh giá mức độ đa dạng di truyền nguồn gen của 8 cá thể thuộc 4 loài Lan Kim tuyến Anoectochilus formosanus Hayata, Anoectochilus calcareus Aver, Anoectochilus annamensis Aver, Anoectochilus setaceus Blume thu thập tại các Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa. Kết quả với 18 mồi RAPD thu được 97 phân đoạn ADN được nhân bản với 71 phân đoạn đa hình chiếm 73,2%. Mức độ đa dạng di truyền giữa các loài nằm trong khoảng từ 9% đến 48%. Cây quan hệ di truyền của các mẫu Lan Kim tuyến chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 3 mẫu, gồm loài  A. formosanus Hayata thu tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động và loài A. annamensis Aver thu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên với độ tương đồng di truyền 67% (tương ứng với sai khác 33%); nhóm 2 gồm 5 mẫu gồm loài A. annamensis Aver thu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và loài A. setaceus Blume với độ tương đồng di truyền là 79% (tương ứng với sai khác 21%). Sự khác biệt di truyền giữa các loài Lan Kim tuyến cũng như giữa các cá thể khác nhau trong cùng một loài cho thấy nguồn gen này cần được bảo tồn hữu hiệu để phục vụ tốt cho công tác chọn tạo và nhân giống trong tương lai.
#bảo tồn #chỉ thị RAPD #đa dạng di truyền #Lan Kim tuyến #Thanh Hóa
Lan kim tuyến (Anoectochilus): nhân giống, nuôi trồng, hoạt tính sinh học và tiềm năng ứng dụng
Lan kim tuyến là loài cây thuốc quý được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng và khai thác trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều công bố nghiên cứu liên quan đến vi nhân giống, nuôi trồng, phân tích hàm lượng hợp chất thứ cấp và tiềm năng ứng dụng từ nhiều loài Lan kim tuyến khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp, cập nhật các thông tin về các điều kiện tối ưu trong quá trình nhân giống in vitro, nuôi trồng ex vitro, các hoạt tính dược lý và tiềm năng ứng dụng từ các loài: A. roxburghii, A. setaceus, A. formosanus, A. sikkimensis, A. regalis A. lylei, A. burmannicus và A. anamensis. Các kết quả nghiên cứu in vitro đã cho thấy nhân giống Lan kim tuyến bằng môi trường MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như BAP, kinetine, NAA và TDZ bằng cách nhân nhanh chồi, đốt thân và TCL. Thêm vào đó, loài lan này đã được nuôi trồng thành công với tỷ lệ sống sót đạt 100% bằng cách sử dụng phương pháp PBCM và tỷ lệ sinh trưởng tối ưu khi sử dụng giá thể là vụn xơ dừa, tro trấu, phân Nitrophoska® Foliar và bức xạ trung tính. Ngoài ra, Anoectochilus sp. có thành phần hợp chất thứ cấp rất đa dạng như axit stearic, axit palmitic, axit succinic, axit p-hydroxy cinnamic, o-hydroxy phenol, beta-sitosterol, daucosterol, gastrodin,… và gastrodigenisn gastrodigenin. Trong đó, thành phần hóa học chính là polysacaride, flavonoid, glycoside và kinsenoside, có nhiều tiềm năng trong việc sử dụng để điều trị ho do nhiệt phổi và lao phổi, ho ra máu, đái ra máu, phù thận, rắn cắn, đái tháo đường, viêm gan cấp tính và mãn tính, bảo vệ thận, viêm khớp dạng thấp, ung thư, điều hòa miễn dịch.
#Hoạt tính sinh học #Lan kim tuyến #Nuôi trồng #Ứng dụng điều trị #Vi nhân giống
Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống dưa vàng Kim Cô Nương tại tỉnh Tuyên Quang
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 4 Số 10 - Trang 104-108 - 2018
Ở nước ta, giống dưa Kim Cô Nương đã được áp dụng trồng trên đất trồng cây ngắn ngày tại một số tỉnh ở miền Bắc, đem lại hiệu quả cao hơn trồng lúa và các cây trồng khác. Dưa vàng Kim Cô Nương có tiềm năng phát triển tốt ở Tuyên Quang, tuy nhiên hiện nay người dân chưa biết đến và loại dưa này chưa được đưa vào sản xuất. Trên cơ sở đó, giống dưa Kim Cô Nương được nghiên cứu trồng thử nghiệm trên đất trồng lúa tại Trung tâm Thực nghiệm, thực hành và Chuyển giao Khoa học công nghệ, trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả bước đầu cho thấy cây sinh trưởng tốt, đem lại năng suất cao hơn khoảng 1,9-2,3 tạ, hiệu quả kinh tế cao hơn 61,4 triệu đồng/ha so với giống đối chứng là dưa lê Thanh Đường hiện đang trồng tại địa phương trên cùng mộtđơn vị diện tích và thời gian.
#Kim Co Nuong yellow melon; Tuyen Quang; evaluate growth and development; economic efficiency
Nghiên cứu sử dụng một số DNA barcode trong phân tích di truyền và nhận diện một số loài lan kim tuyến (Anoectochilus spp.)
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 55 - Trang 14-23 - 2019
Trong nghiên cứu này, nhằm mục tiêu bảo tồn, khai thác một cách hợp lý nguồn gen một số loài lan thuộc chi Anoectochilus và Lusidia, 9 vùng DNA barcode: rbcL, matK, rpoB1, rpoB2, rpoC1, rpoC2, ITS1, ITS2, ITS được sử dụng để phân tích di truyền 06 mẫu giống lan. Kết quả phân tích DNA của các mẫu giống cho tỷ lệ khuếch đại thành công từ 50-100% cho các DNA barcode khác nhau. Vùng ITS1 và ITS2 cho tỷ lệ khuếch đại đạt 100%, vùng ITS 83,3%, vùng rbcL 50%, vùng matK từ 66,7 – 83,3%, vùng rpoB và rpoC đạt 83,3%. Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền giữa các giống dựa trên trình tự DNA của một số vùng DNA barcode như ITS1 và ITS2 cho thấy có thể phân biệt giữa các loài gần nhau. Cây phân nhóm dựa trên vùng ITS2 chia Anoectochilus và Lusidia làm 2 nhóm chính, trong nhóm Anoectochilus chia làm hai nhóm phụ thuộc hai loài Anoectochilus formosanus và Anoectochilus roxburghii. Các kết quả này có thể ứng dụng trong việc nhận diện và phân biệt các loài lan Kim tuyến và họ hàng của chúng, từ đó mở ra khả năng trong bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gen các loài này.
#DNA barcode #Lan Kim tuyến #ITS #matK #rbcL
Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống dưa vàng Kim Cô Nương tại tỉnh Tuyên Quang
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 4 Số 10 - Trang 104-108 - 2018
Ở nước ta, giống dưa Kim Cô Nương đã được áp dụng trồng trên đất trồng cây ngắn ngày tại một số tỉnh ở miền Bắc, đem lại hiệu quả cao hơn trồng lúa và các cây trồng khác. Dưa vàng Kim Cô Nương có tiềm năng phát triển tốt ở Tuyên Quang, tuy nhiên hiện nay người dân chưa biết đến và loại dưa này chưa được đưa vào sản xuất. Trên cơ sở đó, giống dưa Kim Cô Nương được nghiên cứu trồng thử nghiệm trên đất trồng lúa tại Trung tâm Thực nghiệm, thực hành và Chuyển giao Khoa học công nghệ, trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả bước đầu cho thấy cây sinh trưởng tốt, đem lại năng suất cao hơn khoảng 1,9-2,3 tạ, hiệu quả kinh tế cao hơn 61,4 triệu đồng/ha so với giống đối chứng là dưa lê Thanh Đường hiện đang trồng tại địa phương trên cùng mộtđơn vị diện tích và thời gian.
#Kim Co Nuong yellow melon; Tuyen Quang; evaluate growth and development; economic efficiency
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ISORHAMNETIN TRONG CAO CHIẾT TỪ CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Lan Kim Tuyến (Anoectochilus roxburghii) là một dược liệu quý với những tác dụng dược lí đặc biệt đã được chứng minh như chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ tế bào gan, hạ đường huyết và kháng ung thư. Một quy trình định lượng isorhamnetin trong cao chiết từ cây Lan Kim Tuyến được xây dựng nhằm đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu. Quy trình sử dụng hệ thống sắc kí lỏng hiệu năng cao với cột pha đảo C18, dung môi pha động bao gồm acetonitril và acid phosphoric 0,2% với chế độ đẳng dòng. Nhiệt độ buồng cột 30ºC, thể tích tiêm mẫu 10 µl, phát hiện ở bước sóng 370 nm với đầu dò DAD. Quy trình được thẩm định tính đặc hiệu , tính tương thích hệ thống, độ chính xác, độ đúng và khoảng tuyến tính theo hướng dẫn của ICH.  
#Lan Kim Tuyến #HPLC #isorhamnetin
Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu và phân tích sơ bộ thành phần hóa học của Lan kim tuyến
Lan kim tuyến có tên khoa học là Anoectochilus formasanus Hayata, là một loài thuộc họ Lan (Orchidaceae). Lan kim tuyến được xem là loài thảo dược quý, có nhiều công dụng và được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong nghiên cứu này, chúng tôi điều tra xác định tên khoa học, đặc điểm hình thái và giải phẫu để xác định đơn vị phân loại của loài trên các mẫu lan kim tuyến được cung cấp bởi Viện Sinh học Nhiệt đới vào tháng 7/2019. Những phát hiện này góp phần tiêu chuẩn hóa loài cây này và tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây
#Đặc điểm giải phẫu #đặc điểm hình thái #Anoectochilus formasanus Hayata #lan kim tuyến
Tổng số: 14   
  • 1
  • 2